NSƯT Vân Khánh nói gì khi từng bị phản ứng gắt vì hát nhạc trẻ?
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.Tỉnh đoàn Bình Định phát động tết trồng cây năm 2024
Trong nhiều tình huống cho mượn, thuê ô tô nhưng bị dính lỗi phạt nguội, câu hỏi "Phạt chủ xe hay phạt người lái?" được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại Điều 47, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), khi một phương tiện bị ghi nhận lỗi vi phạm giao thông qua hệ thống camera phạt nguội, chủ xe - tức người đứng tên trên giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) sẽ là người đầu tiên được cơ quan chức năng mời lên làm việc.Chủ xe có trách nhiệm hợp tác để xác minh danh tính người lái xe tại thời điểm vi phạm. Trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không chứng minh được mình không phải là người điều khiển phương tiện, chủ xe sẽ phải chịu xử phạt. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng, chứng minh rằng một người khác đã mượn xe và gây ra lỗi vi phạm, người mượn xe sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt.Vì vậy, khi cho mượn xe, chủ xe nên lưu giữ các bằng chứng liên quan để tránh rủi ro không đáng có.
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ thay lãnh đạo trước thềm Đại hội cổ đông 2024
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Công ty Bình Điền, với thương hiệu phân bón Đầu Trâu đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Việc lọt vào danh sách này không chỉ là thành tựu lớn mà còn là động lực để công ty tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa. Công ty đã áp dụng nhiều chiến lược sáng tạo trong quy trình sản xuất, không ngừng nghiên cứu và phát triển các loại phân bón mới, thân thiện với môi trường. Điều này giúp tăng cường năng suất cây trồng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền, chia sẻ: Đây là niềm tự hào lớn lao cho toàn thể người lao động của công ty và cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu. Công ty cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Bình Điền đặt ra mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới. Công ty sẽ đầu tư vào công nghệ hiện đại nhằm cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng cường năng suất. Đặc biệt, việc nghiên cứu các giải pháp phân bón tiên tiến sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và đáp ứng xu hướng nông nghiệp sạch, bền vững và giảm phát khí thải.Hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng nông dân Việt Nam, Bình Điền luôn hướng đến xây dựng những quy trình canh tác thông minh và bền vững. Công ty không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân. Việc được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam chính là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn bộ đội ngũ nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty.
Tìm lại những anh hùng: Hồn ở lại Pha Long
Sáng 10.3, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị), đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu làm việc với 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để rà soát, tháo gỡ các vướng mắc của 5 dự án cao tốc đi qua địa bàn 3 tỉnh.Tại buổi làm việc, các chủ đầu tư báo cáo nhanh về tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc đi qua 3 tỉnh và dự kiến tất cả dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30.6.Cụ thể, 5 dự án cao tốc gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh), Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), Vũng Áng - Bùng (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình) và Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, các ban quản lý dự án của Bộ Xây dựng là chủ đầu tư. Tổng chiều dài 5 tuyến là 259,16 km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tổng mức đầu tư 49.206 tỉ đồng. Đối với dự án thành phần đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,28 km có tổng mức đầu tư 7.643 tỉ đồng), đến nay đã thi công đạt 73,52%; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 54,2 km, tổng mức đầu tư 9.734 tỉ đồng) hiện thi công đạt 82,8%; đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 55,34 km, tổng mức đầu tư 12.548 tỉ đồng) thi công đạt 85,2%; đoạn Bùng - Vạn Ninh (dài 48,84 km, tổng mức đầu tư 9.361,15 tỉ đồng) thi công đạt 77,77%.Riêng dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 65,5 km, tổng mức đầu tư 9.919 tỉ đồng) đến nay thi công khoảng 76,5%, chậm khoảng 15,39% so với tiến độ dự án điều chỉnh.Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là; cần đeo bám hiện trường, quyết tâm thực hiện hoàn thành được mục tiêu xây dựng xong trước ngày 30.4 và chậm nhất là 30.6.Đối với tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phải quyết liệt hơn nữa, cố gắng thực hiện đúng cam kết, không chậm tiến độ; "đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện đúng, không để mất lòng tin”.Phó thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về việc xin cơ chế đặc thù để xử lý hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khi thi công nút giao, cầu vượt. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải hợp tình hợp lý, không trái với pháp luật, trong khuôn khổ cho phép, không tạo điểm nóng; chậm nhất trong tháng 3 tỉnh Quảng Trị phải hoàn tất giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.